Thứ Hai, 1 tháng 11, 2010

Đừng ràng buộc bản thân

     Hãy đừng để bất kỳ điều gì cản trở bạn trở thành người mà bạn muốn. Hãy đừng hoài nghi về chính khả năng, mơ ước của mình. Hãy đừng lo sợ mình không thể đạt thành mơ ước hay có được những điều bạn không muốn.
     Hãy đừng để quá khứ ám ảnh bạn. Những điều tốt đẹp của ngày hôm qua vẫn còn lại trong tâm trí, còn những điều bạn muốn quên bạn sẽ làm được vì ngày mai chỉ đến khi trời sáng lên. Hãy để bản thân đừng phải hối tiếc hay mang mặc cảm tội lỗi, hãy tự hứa với bản thân sống trọn vẹn mỗi ngày qua đi.
     Hãy đừng bị ảnh hưởng bởi những người khác, hãy đừng bao giờ cảm thấy mặc cảm hay ngượng ngùng nếu như bạn không sống theo những tiêu chuẩn của họ. Chính bạn mới là quan trọng nhất, hãy sống theo cách mà bạn cho là đúng. Mọi người sẽ tôn trọng sự chính trực và trung thực của bạn. 
     Hãy để mình đơn giản vẫn là mình rồi bạn sẽ thành công hơn cả những gì bạn đã từng mơ.
 Cố lên nào!!! Cố lên!!!Xem bài viết sau cùng

Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2010

Cuộc sống là những va đập

Hãy nghe một viên sỏi kể về nguồn gốc của mình: “Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đăng đẳng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. 

Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ”.

Bạn nghĩ gì khi nghe câu chuyện trên? Cảm thấy lý thú với chuyến đi của hòn sỏi hay xúc động trước ánh mắt lạc quan của nó đối với cuộc đời đầy biến động? Đã bao giờ bạn thấy được rằng chính những chông gai mới tạo nên những hình hài đẹp và ấn tượng, dù là hình hài được tạo bởi chính những vết thương và sự đớn đau? 

Có thể là bạn, có thể là tôi, cuộc sống chẳng bao giờ chỉ mang đến nỗi đau, cũng chẳng bao giờ chỉ mang đến niềm hạnh phúc. Vượt qua được gian khổ, vượt qua những cuộc thử thách, vượt qua được những nỗi đau là bạn đã tự làm hoàn thiện chân dung mình. 

Cuộc sống là vô vàn những điều biến động. Vì vậy, cho dù trong khó khăn hay trong hạnh phúc, cũng mong bạn luôn nhớ cuộc hành trình của hòn sỏi để sống tự tin hơn, để mang những yêu thương xoa dịu và làm lành những vết thương. Sự va đập của cuộc sống chẳng có gì đáng sợ đâu bạn ạ!

Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2010

Xóa tiêu đề của các Gadget HTML/JavaScript trong blogger

Mẹo nhỏ: nếu bạn muốn để tiêu đề trống thì bạn hãy làm như sau: Để con chuột vào ô Title, giữ phím Alt đồng thời gõ số 1260 (Alt + 1260)
Cách làm này nó sẽ điền 1 ký tự trắng vào khung tiêu đề, bạn sẽ không nhìn thấy ký tự này nhưng vẫn đảm bảo cho bạn save được bình thường. winking

Cách tạo Menu ngang cho blogger



1Các bước tạo menu điều hướng :
1. Truy cập vào Blogger : Bảng điều khiển (Dashboard)  >> Bố cục (Layout)  >>  Phần tử trang (Page Element)  >> Click vào Thêm tiện ích (Add a Gadget).
2. Click chọn tiện ích  HTML/JavaScript widget và dán  Navigation Menu Code (Code của menu điều hướng) ở phần dưới vào trong khung nội dung của HTML/JavaScript widget .
3. Kéo HTML/JavaScript widget và thả  vào vị trí phía dưới Blog Header.

Thứ Năm, 28 tháng 10, 2010

Điểm khác biệt giữa công ty tài chính với ngân hàng thương mại

Trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập, đặc biệt là với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán trong vài năm trở lại đây, công ty tài chính không còn là khái niệm xa lạ ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tế, rất nhiều người còn nhầm lẫn giữa công ty tài chính với các công ty được thành lập theo Luật Doanh nghiệp nói chung hay ranh giới giữa tổ chức ngân hàng với công ty tài chính. Bài viết này sẽ so sánh một số điểm khác biệt giữa công ty tài chính và ngân hàng thương mại nhằm giúp bạn đọc có thêm thông tin để phân biệt với các loại hình doanh nghiệp khác.

Tìm hiểu về thi trường chứng khoán

Kí túc xá 201 iu dấu

     Là sinh viên đa số chúng ta ai cũng trải qua thời gian phải sống xa nhà và lưu trú tại ký túc xá, chắc chắn luôn lưu giữ bên mình những kỷ niệm khó quên của một thời sinh viên… Chắc hẳn ai ai khi ra trường cũng lưu luyến và nuối tiếc nhìu nhìu lắm, nào là nhớ sao cái phòng nhỏ quen thuộc và những gương mặt thân thương của bạn bè cùng phòng thưở ấy… nhớ từng cái bàn, cái ghế, từng giọng nói, tiếng cười, từng mẫu chuyện vui buồn bạn bè cùng chia sẻ… nhớ sao những lần có đứa nào về quê hoặc có gia đình, bạn bè lên thăm là cả phòng được “hưởng sái”… nhớ sao những vụ túm tụm lại ăn bánh gối, xoài xanh...nô nức cười vỡ bụng...hì hì. Kỉ niệm thời sinh viên thật đẹp phải ko các bạn. 
     Bản thân tui cũng là sinh viên, cũng đang trải qua những kỉ niệm êm đềm thơ mộng đó,vui thì nhìu nhìu, bùn thì cũng có chút chút,hì hì…hum nay mạn phép post môt số ảnh lưu lại dấu ấn p201 iu dấu,hì hì













Thứ Tư, 27 tháng 10, 2010

Sự hào phóng đích thực




  Khi cơn bão ập đến khu thị trấn nhỏ ở gần nhà tôi, rất nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn cùng. Ngay sau đó, các báo địa phương đều đăng tải những câu chuyện thương tâm về một số gia đình chịu hậu quả nặng nề nhất từ cơn bão.

Ngày chủ nhật nọ, một bức ảnh đập vào mắt tôi. Một phụ nữ trẻ đang đứng trước căn nhà lưu động đã bị bão phá huỷ, vẻ đau khổ hằn trên gương mặt chị. Một cậu bé chừng bảy, tám tuổi gì đó đứng cạnh, ánh mắt cúi xuống. Nắm chặt váy người mẹ là một bé gái nhìn chằm chằm vào máy ảnh, đôi mắt em mở rộng đầy lo lắng và hoảng sợ.

Thứ Tư, 20 tháng 10, 2010

Cà phê của cuộc đời

Một nhóm học sinh cũ khá thành công và ổn định trong nghề nghiệp tập trung tại nhà một thầy giáo cũ. Câu chuyện dần dà chuyển sang những than thở về áp lực cuộc sống và công việc.

Xóa thanh navbar trong blogger


Blog gồm có 3 phần chính :
+ Header : gồm thanh Navbar và Banner.
Body : gồm phần đăng bài + các Widget
Footer : phần này bạn có thể tạo thêm các widget để trông pro hơn.

Thứ Ba, 19 tháng 10, 2010

Hãy luôn sáng tạo và làm việc với ý thức tốt bạn sẽ đạt kết quả tốt nhất



Mộtt người mù, viết vào tấm bảng dòng chữ "Tôi mù, xin mọi người hãy rủ lòng thương!"
Ông đứng ở bên góc nhà thờ, đặt tấm bảng ngay dưới chân mình bên cạnh cái mũ ngửa ra để đựng tiền bố thí. Mọi người qua laị rất nhiều nhưng số tiền ông nhận được thật ít ỏi.

Thứ Hai, 18 tháng 10, 2010

Viết cuộc đời bằng đôi chân

Vừa cất tiếng khóc chào đời, số phận đã không cho Nguyệt có được đôi tay như bao người khác. Nhưng cô gái Mê Linh (Hà Nội) ấy đã làm nên điều kỳ diệu: cô đã viết nên cuộc đời mình bằng đôi chân với một nghị lực phi thường.
Vũ Thị Ánh Nguyệt sinh ra và lớn lên bên con sông Cà Lồ, bao quanh thôn Thái Lai, xã Tiến Thắng, Mê Linh, Hà Nội. Là con thứ ba trong gia đình có năm anh em, bố làm trong hợp tác xã nông nghiệp, mẹ là giáo viên cấp I. Không có đôi tay, không cam chịu, cô âm thầm vượt qua sự run rủi của cuộc đời.

Viết cuộc đời bằng đôi chân


 Vừa cất tiếng khóc chào đời, số phận đã không cho Nguyệt có được đôi tay như bao người khác. Nhưng cô gái Mê Linh (Hà Nội) ấy đã làm nên điều kỳ diệu: cô đã viết nên cuộc đời mình bằng đôi chân với một nghị lực phi thường.
Vũ Thị Ánh Nguyệt sinh ra và lớn lên bên con sông Cà Lồ, bao quanh thôn Thái Lai, xã Tiến Thắng, Mê Linh, Hà Nội. Là con thứ ba trong gia đình có năm anh em, bố làm trong hợp tác xã nông nghiệp, mẹ là giáo viên cấp I. Không có đôi tay, không cam chịu, cô âm thầm vượt qua sự run rủi của cuộc đời.

Nguyệt sử dụng đôi chân gõ bàn phím máy vi tính - Ảnh: V.Dũng
“Sao con không có tay như các bạn?”

Vừa lọt lòng, bà ngoại sợ mẹ ngất nên đem Nguyệt giấu, chỉ khi nào đến bữa bà mới bế Nguyệt đến bú, gói kỹ trong tấm khăn. Bà Nhâm - mẹ Nguyệt - bùi ngùi: “Một tháng sau khi sinh tôi mới biết đứa con bé bỏng tội nghiệp của mình không có tay. Ruột gan tôi như cắt, không khóc mà nước mắt chảy dài. Nhiều người khuyên tôi đem bỏ nó vào chùa, nhưng vợ chồng tôi không nỡ đành đoạn với giọt máu của mình”. Bố Nguyệt nói ông làm thủ kho vật tư nông nghiệp xã từ năm 1976-1979, năm 1978 thì sinh Nguyệt, có thể ông bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu nên Nguyệt mới như vậy.
Đến tuổi, cô bé không thể bò, trườn như những đứa trẻ cùng tuổi. Lên 5, thấy các bạn đi học, Nguyệt xin mẹ cho đi theo vì mẹ là giáo viên. Ngồi cuối lớp Nguyệt bi bô đánh vần theo các bạn, thấy các bạn tập viết cô bé cũng xin một viên phấn, mới chợt nhận ra mình không có tay. Nguyệt thơ ngây hỏi mẹ: “Mẹ ơi, sao con không có tay như các bạn?”. Bà Nhâm quay mặt đi, những giọt nước mắt mặn đắng lăn dài.
Không cầm phấn được bằng tay, Nguyệt ngồi bệt dưới đất tập viết bằng chân. Bà Nhâm bộc bạch: “Đứng trên bục giảng, thấy con gái kẹp phấn vào chân rồi lại rơi, tôi không dám khóc. May là Nguyệt không bao giờ bỏ cuộc hay làm nũng mẹ, chỉ lầm lũi tập viết một mình”. Cuối giờ, thấy con vẫn miệt mài với những hình vẽ nguệch ngoạc trên nền đất, bà Nhâm nhận ra con mình có khả năng viết bằng chân, từ đó cất công kèm cặp. Không chỉ viết thành thạo bằng chân mà Nguyệt còn viết rất đẹp. Một thời gian sau Nguyệt đã vươn lên tốp đầu của lớp về thành tích học tập.
Rồi Nguyệt cũng theo hết tiểu học. Lên cấp II, trường cách nhà hơn 3km, thấy sức khỏe con yếu, bà giáo Nhâm không có điều kiện đèo con đến trường nên muốn Nguyệt ở nhà. Nhưng Nguyệt nài nỉ: “Mẹ...! Cho con học hết cấp II xem cấp II khác cấp I như thế nào. Mẹ không phải đèo con đâu, con tự đi bộ được mà..!”. Vậy là từ đó, người dân xã Tiến Thắng trở nên quen thuộc với hình ảnh cô bé Nguyệt với chiếc cặp vắt chéo qua vai, một mình băng tắt cánh đồng làng đến trường. Để đi học đúng giờ, cô bé thường xuyên nhịn ăn sáng, thậm chí nhịn cả ăn trưa, đi trước các bạn cả tiếng đồng hồ.
Ngày đầu, các bạn cùng lớp thấy Nguyệt khác thường nên xa lánh. Rồi dần dần hiểu bạn, ai cũng giành để được ngồi gần, thay phiên đèo Nguyệt đến trường. Thầy, cô bảo đóng riêng cho Nguyệt một chiếc bàn, nhưng Nguyệt không chịu, Nguyệt muốn ngồi ghế như các bạn. Bốn năm học cấp II trôi qua, Nguyệt lại rinh về cho mình thêm bốn tấm giấy khen.
Nói về cô học trò đặc biệt của mình, thầy Lê Văn Đức - nguyên hiệu trưởng Trường THPT Phúc Yên (nay đổi thành THPT Bến Tre) - xúc động: “Nguyệt là cô gái giàu nghị lực. Ba năm học cấp III dù nắng hay mưa, Nguyệt chưa một lần nghỉ học cũng như đi học muộn. Năm lớp 11 em được cử đi thi học sinh giỏi toàn tỉnh, dù không đoạt giải nhưng nhà trường vẫn rất tự hào về cô học trò này. Khi biết Nguyệt tốt nghiệp THPT với tấm bằng khá, tôi và toàn thể thầy cô trong trường, hội cha mẹ học sinh cùng các bạn của Nguyệt đến nhà trao tận tay em tờ giấy chứng nhận tốt nghiệp. Giây phút ấy, ai nấy đều nghẹn ngào”. 

Bàn chân Nguyệt thuần thục lướt trên bàn phím - Ảnh: Ng.Huân


Nâng tách trà bằng chân - Ảnh: Ng.Huân





Với đôi bàn chân, Nguyệt vẫn viết nên cuộc đời mình -Ảnh: Hải Chung
Rọi sáng cuộc đời
Đứng trước cánh cửa đại học, Nguyệt trăn trở lắm. Cuối cùng cô chọn học vi tính, phần vì nhà nghèo, phần do sức khỏe không cho phép. Được tặng một chiếc máy tính, nhưng không có ai hướng dẫn chỉ bảo, Nguyệt ở nhà tự đánh vật với bàn phím. Không chỉ giỏi vi tính, Nguyệt còn đan len, làm thơ, viết văn... Tất tần tật mọi công việc hằng ngày đều do đôi chân của cô quán xuyến.
Nhận thấy tố chất của Nguyệt, Trung tâm đào tạo dạy nghề và phát triển nhân đạo Hà Nội đã mời cô về làm việc. Sau đó Nguyệt sang công tác tại Đoàn nghệ thuật từ thiện TP Ninh Bình. Hiện cô là một trong hai người phụ trách đội biểu diễn ca nhạc từ thiện, tất cả các em đều là những người khuyết tật.
Tới thăm Nguyệt và các em khuyết tật trong một khu nhà trọ ở ngoại thành Hà Nội, được thấy cô mở cửa, rót nước, nhắn tin điện thoại, đánh máy vi tính, nấu cơm rồi cả chải đầu làm đẹp, tất cả đều bằng đôi chân bé nhỏ kỳ diệu. Khéo léo dùng chân lấy từ đáy hòm ra một chiếc túi nhỏ, Nguyệt khoe quyển sách Tôi đi học do thầy Nguyễn Ngọc Ký (nhà giáo - nhà văn Nguyễn Ngọc Ký, bị liệt hai tay từ năm lên 4 tuổi. Ông đã nỗ lực tập luyện viết bằng chân và trở thành nhà giáo. Tác phẩm nổi tiếng - cũng là hồi ký của ông - có tên là Tôi đi học. Hiện ông đã nghỉ hưu, sống tại TP.HCM - BTV) tặng, kèm lời nhắn: “Chúc Nguyệt luôn là người chiến thắng”.
Nguyệt tâm sự: “Hằng ngày mình cùng các em đi khắp các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nam, Vĩnh Phúc... đem lời ca tiếng hát cùng thông điệp nhắn nhủ tới mọi người: Đừng bao giờ bỏ cuộc, hãy luôn cố gắng, cánh cửa cuộc đời không bao giờ khép lại với ai”. Trong các buổi biểu diễn, tiết mục làm thơ, kể chuyện của Nguyệt luôn để lại ấn tượng và sự xúc động trong lòng khán giả. Mỗi ngày cô nhận được hàng trăm tin nhắn của các bạn học sinh gửi tới tâm sự và bày tỏ sự cảm phục. Nguyệt cho biết số tiền quyên góp được sau mỗi buổi biểu diễn được dùng để giúp đỡ phục hồi chức năng cho các em khuyết tật và là nguồn kinh phí hỗ trợ các em khác học nghề.
Đã từ lâu các em trong trung tâm khuyết tật coi Nguyệt là chị cả, là cánh chim đầu đàn giúp các em có nghị lực vượt qua bóng tối cuộc đời. Nguyệt giờ chỉ nặng 34kg, căn bệnh dạ dày lại luôn hành hạ, song như vành trăng khuyết bé bỏng, Nguyệt kiên cường đem cuộc đời mình rọi sáng những phần đời bất hạnh, truyền cho nhau nghị lực và niềm tin tiến về phía trước, chiến thắng số phận, chiến thắng cuộc đời.